Người đăng: nttung - Ngày: 8/27/2013 10:29:00 AM
Chuẩn đầu ra ngành Tài chính - Ngân hàng

lamisil

lamisil homieinex.com

Tên ngành: Tài chính - Ngân hàng


Trình độ: Đại học


1. Kiến thức:


-  Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Đường lối cách mạng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh, có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

-  Có trình độ tiếng Anh tương đương 350 điểm TOEIC; có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc học tập và nghiên cứu.

-  Có trình độ tin học tương đương trình độ B, sử dụng tốt một số phần mềm chuyên ngành Tài chính Ngân hàng như Lạc Việt, SPSS, EVIEW, STATA……

-  Có kiến thức nghiệp vụ quản lý tài chính để lập các kế hoạch tài chính tổng thể; so sánh, nhận xét và đề xuất ý kiến.

-  Có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành tài chính ngân hàng như các chính sách, quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chế độ kế toán hiện hành.

-  Có kiến thức liên quan đến tài chính và dự án đầu tư như là: hoạch định ngân sách vốn đầu tư, hoạch định dòng tiền, có khả năng đưa ra một dự án; Có thể đánh giá được tính hiệu quả của từng dự án và đưa ra một kết luận về đầu tư; Có thể phân tích được rủi ro và quản lý rủi ro tài chính một cách có hiệu quả.

-  Có kiến thức lý luận và thực tiễn cơ bản về hệ thống ngân hàng hiện đại, nghiệp vụ ngân hàng và quản trị ngân hàng.

-  Sinh viên tốt nghiệp có thể giao tiếp và xử lý các nghiệp vụ văn phòng bằng (tiếng Anh) trong môi trường làm việc quốc tế.

-  Sinh viên tốt nghiệp có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.


2. Kỹ năng:


-  Ứng dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng

-  Rèn kỹ năng nghề nghiệp để sinh viên tìm được việc làm và đảm nhận công việc được giao trong ngân hàng (cán bộ tín dụng, nhân viên kế toán, nhân viên phòng thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại, nhà môi giới và kinh doanh  chứng khoán,…).

-  Trang bị kỹ năng giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng… do đó nếu có tính năng động thì người học sẽ rất thành công với ngành này.

-  Có khả năng xác định, phân tích và quản lý rủi ro trong việc đầu tư tài chính.


3. Thái độ:


-  Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc theo nhóm;

-  Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành kinh tế, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.

-  Yêu cầu đầu tiên đối với người học ngành này là phải có sự đam mê và thích làm việc tới các lĩnh vực liên quan đến tiền. Yêu cầu thứ hai là đòi hỏi người học cần có tính sáng tạo Yêu cầu thứ ba là quan trọng đó là tính năng động.


4. Vị trí khả năng công tác sau khi tốt nghiệp:

-  Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức tín dụng, các cơ quan tài chính và các đơn vị Hành chính sự nghiệp Nhà nước.

-  Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các Ngân hàng thương mại thuộc các thành phần kinh tế (Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, các ngân hàng thương mại cô phần,…), các tổ chức tín dụng (Quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính,…); công ty chứng khoán; Quỹ đầu tư.


5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:


Có khả năng tự học tập, nghiên cứu khoa học độc lập, tiếp tục học tập sau đại học trong lĩnh vực chuyên ngành Tài chính: Tài chính ngân hàng hoặc Tài chính doanh nghiệp và các ngành khác như:  kế toán kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh tế nông nghiệp và ngoại thương.

XEM THÊM


TIN VỪA CẬP NHẬT